MỘT CÁCH TƯ DUY MỚI VỀ CÁCH HỌC TIẾNG ANH

0 nhận xét
Đây là bài viết rất hay về học tiếng anh mà Ad vừa sưu tầm được các bạn hãy chia sẻ cho bạn bè mình cùng đọc nhé: MỘT CÁCH TƯ DUY MỚI VỀ CÁCH HỌC TIẾNG ANH Tiếng Anh từ lâu nay luôn là nỗi ám sinh viên. Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ ngày càng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh các tập đoàn, công ty quốc tế đầu tư và hiện diện ở Việt Nam ngày càng nhiều, cũng như sự vươn ra thế giới bên ngoài của các công ty trong nước. Chính sách phổ cập ngoại ngữ đã được Chính phủ ban hành khá lâu. Tuy nhiên, trong một cuộc hội thảo mới đây tại Đại học Kinh tế quốc dân giữa các doanh nghiệp và sinh viên, các nhà tuyển dụng đã nói thẳng rằng chương trình đào tạo trong các trương đại học và năng lực của các sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng được đòi hỏi của công việc, trong đó có ngoại ngữ. Cách đây không lâu, một bài báo trên tờ Thanh niên viết về thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam và bài viết đã đưa ra con số là 85% số sinh viên ra trường không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Câu hỏi đặt ra là Tại sao với sự phổ cập của tiếng Anh, cũng như sự xuất hiện của rất nhiều trung tâm ngoại ngữ vẫn khiến tình trạng nói trên xảy ra? Từ trước đến nay, có vẻ như quan niệm của người Việt Nam về tiếng Anh là hễ cứ ai có khả năng nói tiếng Anh tương đối trôi chảy thì đó là người giỏi ngoại ngữ. Tôi đã từng được nghe một người bạn kể rằng khi anh ta sang Mỹ, một người bạn Mỹ quốc đã hỏi anh ta có phải là người Việt Nam không ngay từ lúc mới gặp mặt, chưa biết thông tin gì về nhau. Anh bạn tôi đã rất ngạc nhiên hỏi lí do tại sao người kia có thể đoán vậy và câu trả lời là nghe cách bạn tôi nói tiếng Anh là người kia đoán được. Người đó còn giải thích là cách nói tiếng Anh của người Việt Nam rất dễ nhận ra vì “rất giống sách giáo khoa”. Điều đó cho thấy toàn bộ tư duy học và dạy tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay ra sao. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, các sinh viên Việt Nam có một trào lưu là khi học tiếng Anh là họ phải học IELTS hoặc TOEIC mà không y thức được rằng đó chỉ là 2 chứng chỉ về tiếng Anh và do đó, việc học không phải nhắm vào xây dựng khả năng tiếng Anh thực chất mà các khóa học luyện thi những chứng chỉ như vậy chỉ nhắm tới việc luyện cho người học quen với các dạng bài có trong bài thi và các cách ứng phó với những dạng bài đó để có thể đạt điểm cao nhất. Vì là các chứng chỉ quốc tế nên các dạng bài thi của những chứng chỉ này đã được cố định ở những dạng nhất định, cho nên kiến thức của người học chỉ giới hạn phục vụ cho các dạng bài thi nói trên. Điều này giải thích lí do tại sao sinh viên quốc tế lại đạt điểm IELTS hay TOEFL cao hơn so với chính các sinh viên Anh-Mỹ, và ở khu vực châu Á nổi bật nhất là sinh viên đến từ Phillipines và Việt Nam. Dù đạt được điểm cao tại các cuộc thi chứng chỉ quốc tế nhưng khi giao tiếp trong cuộc sống thưc sự thì sinh viên Việt Nam lại gặp khó khăn. Nhiều khi họ không thể diễn tả thấu đáo suy nghĩ của bản thân. Lí do nằm ở quan niệm học ngoại ngữ của người Việt Nam và phương pháp học. Khá ít học viên tại Việt Nam quan tâm đến việc sau khi họ đạt được chứng chỉ đó rồi thì khi đi làm hoặc đi du học – môi trường đòi hỏi phải có năng lực ngôn ngữ ở chuẩn thế giới thì khả năng ngoại ngữ thực của họ có đáp ứng được không. Quan trọng hơn cả, cà người học và các cơ sở đào tạo ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam đang bỏ quên một thứ - Tư duy ngôn ngữ. Nó chính là bản chất và định hướng của việc học ngoại ngữ. Thông thường, người Việt hay quan tâm đến việc họ đạt được một cái chứng chỉ trước rồi sau này học bổ sung sau, và có lẽ họ đã không nghĩ rằng khi họ đã có năng lực ngoại ngữ thực chất thì việc đi thi chỉ là một quá trình ngắn luyện tập kỹ năng làm bài. Có lẽ vì vậy mà người Việt nói chung phải mất nhiều thời gian hơn hẳn, mà vẫn vất vả hơn khi học một ngoại ngữ nếu so với học viên tại nhiều quốc gia khác. Vây tư duy ngôn ngữ là cái gì mà quan trọng vậy? Nó là cách sử dụng từ ngữ thích hợp để có thể tạo ra câu văn truyển tải suy nghĩ của người nói tốt nhất. Nó bao gồm cả những cách nói lóng, chơi chữ, các thủ pháp ẩn dụ, hình tượng v…v… có trong bất kể loại ngôn ngữ nào. Hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. Giả sử chúng ta muốn nói một câu là “Tôi đang rất bận”, đại đa số người Việt sẽ nói bằng tiếng Anh là “I am so busy”. Tuy nhiên, đó không phải là cách nói duy nhất. Cùng ý này nhưng người Anh- Mỹ có thể sẽ nói là “I am loaded with work” hoặc “I am jammed with work”. Điểm quan trọng ở đây không phải là người học Việt Nam có hiểu khi nghe hay không mà là chúng ta có thể sử dụng tiếng Anh được theo cách này hay không. Có rât nhiều cách diễn đạt sử dụng các từ khá đơn giản mà người học Việt Nam đều biết nhưng họ không co phản xả tư duy để nghĩ đến những cách diễn đạt đó. Thay vào đấy là những cách nói không thay đổi theo những công thức cố định(form). Nó dẫn tới môt hậu quả là nhiều người, dù đã học tiếng Anh lâu năm, nhưng vẫn không thực sự hiểu người Anh-Mỹ nói gì. Lấy một ví dụ khác phức tạp hơn. Chúng ta muốn nói một câu là “Những gì anh nói thật phi lý và tôi không tin”. Phần đa chúng ta sẽ nói là “What you said was illogical and I don’t believe you”. Nhưng chúng ta còn có thể nói “Your words didn’t make sense to me and I can’t buy it”. Cụm từ “I can’t buy it” khá phổ biến trong lối nói của người bản ngữ nhưng sẽ khá lạ lẫm với người Việt Nam. Hoặc một tình huống khác là “Công ty chúng ta sẽ gặp sụp đổ hoàn toàn nếu không đạt được hợp đồng này” thì người học sẽ nghĩ là “Our company will fall if we can’t get this contract” nhưng thực tế chúng ta hoàn toàn có thể nói “It is ourdoomday for certain if we can’t win this business deal”. Đây là thủ pháp biểu tượng hóa, một trong những hình thái tư duy ngôn ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh. Ngoài ra còn có những hình thái khác như là nhân cách hóa – cũng là một hình thái phổ biến và trong tiếng Việt cũng có. Ví dụ là “Tôi không hề biết là sẽ được đề bạt lên vị trí này và thực sự là tôi đã may mắn ” và chúng ta có thể nói “I didn’t forsee to be promoted to this post and I think the lucky star smiled on me this time”. Bên cạnh đó, có một điểm khá thú vị tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy cho các bạn sinh viên Việt Nam là họ rất ít khi dùng phó từ - hay còn gọi là trạng từ - trong khi đây lại là một dạng từ được sử dụng cực kỳ phổ biến trong tiếng Anh. Chúng ta cùng xem một ví dụ là “Anh ta ngồi rất thảnh thơi khi tôi đến” và câu tiếng Anh sẽ là “He was sitting leisurely on the sofa when I came”. Từ LEISURELY trong tình huống này giúp chúng ta liên tưởng đến một người đang ngồi với một tư thế rất thoải mái, thậm chí có thể khiến người ta cảm thấy lười nhác. Đó có thể là một tư thế khi anh ta ngồi dựa vào một bên thành ghế và cho cả hai chân lên ghế hoặc bàn (hoặc là một tư thế nửa nằm nửa ngồi). Sự xuất hiện của trạng từ trong câu giúp người nghe có thể cảm nhận và liên tưởng rõ hơn hình ảnh hoặc tính chất của đối tượng đang được đề cập đến. Thử xét một tình huống thứ 2 cụ thể hơn là “Cậu ta vốn là một người không hiểu gì về kinh doanh nhưng bây giờ thì thật xuất sắc” và chúng ta có đáp án là “He literally knew nothing about business but has turned out to be a talent now”. Câu này cho biết về bản chất trước kia người này không có kinh nghiệm gì về kinh doanh cả. Hiện nay tại Việt Nam đang có một phương pháp học mới mà người ta chú trọng đến các câu cố định chứ không phải từ vựng. Cách học này có một ưu điểm là giúp người hoc nhanh có phản xạ nói. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ giúp được người học trong các tình huống giao tiếp khá đơn giản, chứ không thể giúp chúng ta trong những tình huống đòi hòi phải trình bày hoặc tranh luận về một vấn đề. Lí do vì cho dù người học có tập trung vào các cách diễn đạt(expressions) thì chúng cũng chỉ là một tổ hợp từ cố định và có vô vàn những cách diễn đạt như thế, không ai có thể học hết được. Do đó, vô hình chung người học vẫn bị hạn chế trong một khung giới hạn nhất định trong khi việc trình bày hay tranh luận đòi hỏi người nói phải tư duy theo tình huống và sau đó sử dụng ngôn ngữ để lập luận và thuyết phục đối phương. Bản chất của việc sử dụng ngôn ngữ là sự sáng tạo. Mỗi người có một cách nói khác nhau cho dù họ cùng sử dụng những miếng ghép chung là các từ vựng và những nguyên tắc ngôn ngữ - nói cách khác là ngữ pháp cơ bản để tạo ra sự sáng tạo riêng biệt đó. Vậy làm thế nào để chúng ta có được tư duy ngôn ngữ. Nó không phải là thứ mà người học có thể có chỉ trong vài tháng luyện tập mà phải có một quá trình luyện tập và một phương pháp học chuẩn xác. Trong thời điểm ban đầu, người học sẽ không thể tự mình tìm hiểu và luyện tập. Lúc này, vai trò của giáo viên cần đươc phát huy tối đa. Đồng thời, các giáo viên không thể áp dụng phương pháp dạy đọc-chép truyền thống hoặc chỉ đưa đáp án mà phải là sự gợi mở, liên hệ và phân tích. Việc đầu tiên cần trang bị cho người học là phương pháp học từ. Không phải theo cách học thuộc lòng, dùng ý thức để nhớ mà phải là tiềm thức, tạo thành bản năng. Cách học từ chuẩn xác sẽ quyết định đến 85% người học có được tư duy ngôn ngữ trong tiếng Anh hay không. Ngoài ra, việc đọc thêm, sự mở rộng kiến thức tổng quát và dạng tài liệu đọc như thế nào cũng cần được hướng dẫn chi tiết cho học viên vì chúng cũng là những yếu tố quan trọng, có tác dụng bổ sung không nhỏ trong việc hình thành tư duy ngôn ngữ. Và một khi chúng ta đã sở hữu được tư duy ngôn ngữ, thời gian chúng ta phải bỏ ra cho việc học ngoại ngữ sẽ được giảm đi đáng kể. Và quan trọng hơn, ranh giới về ngôn ngữ giữa người bản ngữ và người học ngoại ngữ sẽ gần như không còn. Tôi vẫn luôn tin rằng, khi chúng ta học một ngoại ngữ, chúng ta không phải đang học một môn học mà là đang tiếp xúc với cả một nền văn hóa mới. Khi đó, chỉ cần chúng ta hiểu được điểm cốt lõi và lối tư duy, chính chúng ta sẽ phá bỏ được khoảng cách giữa “the natives” và “foreigners” sưu tầm trên mạng

Đăng nhận xét