KHUNG THAM CHIẾU CHUNG CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU VỀ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ

0 nhận xét
KHUNG THAM CHIẾU CHUNG CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU VỀ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ Hiện nay, nhiều bạn học viên đang băn khoăn vì nhiều nguồn thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về khái niệm tiếng Anh chuẩn châu Âu. Để giúp anh chị em học viên không mất nhiều thời gian tìm hiểu và không bị định hướng sai lệch khi đi tham khảo ở một số cơ sở đào tạo không chuyên nghiệp, chúng tôi sưu tập các nguồn thông tin mang tính chính thống (văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin của các trường đại học quốc gia như Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ TPHCM) và tập hợp tại đây. KHUNG TRÌNH ĐỘ CHÂU ÂU LÀ GÌ? Picture Khung trình độ Chung Châu Âu (CEFR) (Viết tắt của dòng chữ Common European Framework for Reference), được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, nhằm cung cấp một cơ sở chung trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo khoa...trên toàn Châu Âu. Khung trình độ chung châu Âu (tên đầy đủ là Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu) được xây dựng nhằm thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong việc học, giảng dạy và đánh giá tất cả các ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Khung trình độ chung châu Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Sử dụng căn bản (A1 và A2) Sử dụng độc lập (B1 và B2) Sử dụng thành thạo (C1 và C2) Mời bạn click vào đây để xem phần trích tài liệu dịch thông tin mô tả chi tiết yêu cầu chuyên môn cho từng trình độ. Bạn cũng có thể tham khảo tài liệu dịch chính thức trong văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo tại đây. Nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn click vào đây để đọc bài nghiên cứu của Cô Vũ Thị Phương Anh, Đại học Quốc Gia TPHCM. Nếu bạn có thể đọc bằng tiếng Anh, bạn có thể click vào đây. KHUNG THAM CHIẾU TRÌNH ĐỘ CHUNG CHÂU ÂU Picture Khung tham chiếu, đúng như tên gọi của nó, là khung qui định chung của Hội đồng Châu Âu về việc qui đổi một số kỳ thi chuẩn quốc tế sang định mức phân chia các trình độ theo quy chuẩn châu Âu như đã nói ở trên. Nói cách khác, với người học và dạy ngoại ngữ chúng ta, khung tham chiếu này cho chúng ta thông tin những kỳ thi chuẩn mực nào có thể được qui đổi ra khung trình độ Châu Âu và mức qui đổi chi tiết ra sao. Ví dụ bạn có thể thấy trong cột màu đỏ cuối cùng, hệ thống quy chuẩn của châu Âu qui định kết quả thi IELTS 6.0 sẽ tương đương trình độ B1 châu Âu Mời bạn xem các hình ảnh dưới đây để có thể xem chi tiết về bảng qui đổi này. Thông tin trong mục này trích đăng lại từ trang web chính thức về Khung Tham Chiếu trình độ Châu Âu của Đại học Cambridge. Mời bạn click vào đây để tham khảo trang chủ. Như vậy, rõ ràng là có 04 kỳ thi chuẩn tiếng Anh đang phổ biến tại thị trường đào tạo tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được Hội đồng Châu Âu chấp nhận chính thức và đưa vào khung tham chiếu này là: IELTS (International English Language Testing System), FCE (First Certificate in English), BULATS (Business Language Testing Service) và PET (Preliminary English Test). Điều này khẳng định rất chắc chắn rằng 02 loại bài thi đang được nhiều bạn học viên quan tâm là TOEIC và TOEFLiTP hoàn toàn không nằm trong khung quy chuẩn của Hội đồng Châu Âu. Mời bạn tìm hiểu về Khung CEFR này trong những hình ảnh dưới đây (bản dịch bằng tiếng Việt và bản bằng tiếng Anh; bản bằng tiếng Anh là bản chính thức đăng trên trang chủ của Hội Đồng Châu Âu) BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT Picture BẢN CHÍNH THỨC CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU, BẰNG TIẾNG ANH Picture BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ DOWNLOAD FILE PDF KHUNG THAM CHIẾU BẰNG CẢ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH HÌNH THỨC BÀI THI THEO QUY CHUẨN CHÂU ÂU Picture Từ thông tin chính thức của Khung tham chiếu Châu Âu, rõ ràng để có thể có được một chứng chỉ châu Âu (B1, B2, hoặc C1 chẳng hạn), bạn có thể học và thi một trong ba kỳ thi được quy định chính thức là IELTS, FCE hoặc PET. Do tính chất phổ biến rộng rãi, kỳ thi IELTS hiện đang là lựa chọn được nhiều cơ sở đào tạo, nhiều bạn học viên ưu tiên nhất. Với các anh chị em là giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học hoặc phổ thông trung học, kỳ thi FCE gần như là lựa chọn bắt buộc vì hiện nay nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chọn kỳ thi này làm kỳ thi đánh giá chuẩn năng lực tiếng Anh của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học đã tự xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu để tổ chức thi và đánh giá trình độ tiếng Anh chuẩn châu Âu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức của những bài thi này tuân thủ theo Phụ lục IV: Dạng thức đề thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của Khung châu Âu áp dụng cho đào tạo trình độ thạc sĩ. Mời bạn click vào đây để xem chi tiết quy định dạng bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ANH CHỊ EM HỌC VIÊN NÊN HỌC GÌ VÀ CHUẨN BỊ THI NHƯ THẾ NÀO? Picture 1-Tìm hiểu thật chi tiết và chính xác yêu cầu của cơ sở đào tạo mà mình theo học. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc làm quan trọng nhất khi bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch học tập và thi một chứng chỉ ngoại ngữ là liên hệ trực tiếp với cơ sở bạn đăng ký nộp đơn tuyển sinh đào tạo sau đại học để xin thông tin chính xác tuyệt đối về những yêu cầu trình độ ngoại ngữ của họ. Bạn cần xác định thật chính xác nhà trường sẽ yêu cầu bạn nộp kết quả của kỳ thi nào: IELTS, TOEFLiTP hay chứng chỉ B1 của chính nhà trường cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc so với việc bạn tìm đến một cơ sở đào tạo ngoại ngữ tư nhân và hỏi thông tin từ các cô nhân viên tư vấn vì hầu hết lực lượng tư vấn của các cơ sở đào tạo này hoặc là không hiểu rõ lắm về các kỳ thi và khung chuẩn châu Âu hoặc là phải thực hiện theo yêu cầu thu hút học viên của ban quản lý sẽ phải tìm mọi cách để "nhồi nhét" bạn vào một lớp học nào đó mà họ đang có để đủ quân số học viên. Bạn hãy làm một phép thử để kiểm chứng điều này bằng cách bạn hãy tìm đến một cơ sở đào tạo nào đó ở khu vực của bạn hay thậm chí ở thành phố của bạn, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn (đôi khi cả nhà quản lý trung tâm nữa!!!) về việc bạn cần phải có chứng nhận trình độ B1 châu Âu. Kết quả mà bạn gần như chắc chắn sẽ nhận được là lời mời chào vào học các lớp TOEIC hoặc TOEFLIBT và bạn sẽ nghe các cơ sở này cam đoan, thề sống thề chết đó là các lớp theo chuẩn B1 châu Âu. Vì vậy điều quan trọng nhất bạn cần làm là tìm hiểu THẬT CHÍNH XÁC mình phải thi kỳ thi nào và nộp chứng chỉ gì. 2-Nếu phải học và thi chứng chỉ TOEFLiTP, bạn nên tham khảo kỹ về kỳ thi này trước khi xây dựng kế hoạch học và ôn thi. Vì hiện nay đang có rất nhiều loại hình thi TOEFL, nên rất nhiều cơ sở đào tạo, thậm chí một số thầy cô giáo không tìm hiểu kỹ đã vội vàng chiêu sinh các lớp lấy tên gọi là TOEFLiTP (TOEFL nội bộ) để tranh thủ thu hút một phần lớn nhu cầu của anh chị em cán bộ công chức đang phải hoàn tất các điều kiện tiếng Anh trong các hệ đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít các cơ sở này (thường là các trung tâm chính thức của các trường nhà nước và có tên tuổi như Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ TP HCM) là tổ chức giảng dạy theo đúng tài liệu, nội dung và hình thức thi của kỳ thi TOEFL nội bộ này. Một số đông các cơ sở đào tạo còn lại tổ chức dạy và học TOEFLiBT hoặc các dạng bài TOEFL cũ rồi gọi đại là chương trình TOEFLiTP. Để tránh bị rơi vào tình trạng nhiễu thông tin này, bạn có thể tìm hiểu chi tiết thông tin về kỳ thi TOEFLiTP tại đây (bằng tiếng Việt) hoặc tại đây (bằng tiếng Anh). 3-Nếu phải học và thi để có chứng nhận Châu Âu (mà không phải là IELTS, PET hay FCE), bạn cần tìm hiểu kỹ về dạng bài thi (như đã trình bày) và các tài liệu học ôn thi. Nếu nhà trường nơi bạn đăng ký nộp hồ sơ tổ chức dạy, ôn thi thì tốt nhất là bạn nên tham gia tại trường vì thông thường đội ngũ các thầy cô giáo là giảng viên các trường đại học chuyên ngành mới có đủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ tài liệu chính thức để xây dựng chương trình đào tạo. Nếu nhà trường không tổ chức ôn thi hoặc bạn đang ở xa cơ sở của nhà trường không có điều kiện học thì bạn có thể tham khảo những thông tin về tài liệu dưới đây để xây dựng chương trình tự học của bạn. 1-Tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên: 2-Danh mục các bộ tài liệu được các trường đại học quốc gia sử dụng để xây dựng chương trình các lớp học và ôn thi B1 châu Âu + các bộ giáo trình PET: Insight into PET/ Objective PET (NXB: Cambridge University Press) + các bộ Cambridge PET (NXB: Cambridge University Press) + bộ Face 2 face (NXB: Cambridge University Press) + bộ American Hotline (NXB: Oxford University Press) + bộ Open Door (NXB: Oxford University Press) + bộ English File (NXB: Oxford University Press) + bộ Inside Out và bộ Inspiration: (NXB: Macmillan) + bộ Tactics for Listening: (NXB: Oxford University Press) Để việc học tập của anh chị em học viên được thuận tiện, ELANO'S CLASSES đang biên tập, và sắp xếp lại toàn bộ cơ sở dữ liệu điện tử (dạng file pdf và audio files) của những tài liệu này và đăng trên Kho Sách của ELANO'S CLASSES trong thời gian ngắn nhất. 4-Nếu bạn phải thi chứng chỉ IELTS, bạn nên tìm hiểu kỹ yêu cầu của cơ sở đào tạo bạn nộp hồ sơ học sau đại học hoặc đi du học (thông thường là hai mức độ IELTS 5.5 và IELTS 6.5) IELTS là kỳ thi rất phổ biến ở Việt Nam nên việc lựa chọn nơi học và tìm tài liệu là tương đối thuận tiện đối với anh chị em học viên. Tuy nhiên, trước khi quyết định theo học tại một nơi nào đó hoặc lựa chọn một hệ thống tài liệu để học tập, anh chị em học viên cũng cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của trường mình nộp hồ sơ sau đại học hoặc đi du học về mức độ kết quả IELTS là 5.5 hay 6.5 và chứng chỉ IELTS dạng General hay Academic. Đặc thù của quá trình ôn và học thi IELTS là kiến thức nền tảng về tiếng Anh (dạng formal và acadmic) vững chắc, định hướng kỹ năng bám sát một cách chính xác với định dạng đề thi nên anh chị em học viên nên tham khảo thật kỹ chương trình đào tạo, giáo trình học tập của nơi mình dự kiến đăng ký học tập để tránh bị rơi vào những sai lầm đáng tiếc.

Đăng nhận xét